Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà

05/12/2024
Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà
Mục lục

    Nguyên nhân nào khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy?

    Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do bé uống hoặc chích ngừa một số loại vắc xin có thể gây ra các phản ứng phụ liên quan đến đường tiêu hoá như vắc xin 6 in 1, vắc xin 5 in 1, vắc xin 4 in 1, vắc xin 3 in 1, vắc xin phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus gây ra, vắc xin cúm, vắc xin sởi - quai bị - rubella, vắc xin ngừa phế cầu khuẩn…

    Đặc biệt, có khoảng từ 1 - 3% trẻ sau khi uống vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do virus Rota gặp phải phản ứng rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, tiêu chảy… Các chuyên gia cho biết, tình trạng trẻ bị tiêu chảy sau khi uống vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra xuất phát từ cơ chế hoạt động của loại vắc xin này. 

    Bởi vắc xin ngừa Rotavirus là một loại vắc xin sống đã được giảm động lực có chứa kháng nguyên của Rotavirus, các kháng nguyên này sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng nhẹ ở đường tiêu hoá khi được đưa vào cơ thể nhằm mục đích kích thích hệ miễn dịch chủ động tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại các kháng nguyên trong vắc xin và tiêu diệt chúng. Do đó, một số trẻ có thể bị rối tiêu hoá tạm thời với biểu hiện tiêu chảy, nôn ói…

    Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà 1
    Trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy có thể là do tác dụng phụ của vắc xin

    Bên cạnh đó, hiện tượng trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác không phải từ vắc xin. Có thể là do trẻ vô tình bị nhiễm phải các tác nhân gây bệnh ở đường tiêu hoá sau khi tiêm vắc xin, chẳng hạn như:

    • Do nhiễm trùng đường ruột do khuẩn tụ cầu, vi khuẩn Salmonella…
    • Do rối loạn vi sinh đường ruột.
    • Do vệ sinh kém trong việc ăn uống.

    Ngoài ra, trẻ cũng có thể đã bị nhiễm phải mầm bệnh gây tiêu chảy trước khi tiêm chủng và mầm bệnh này bắt đầu khởi phát sau khi tiêm vắc xin, gây nhiễm trùng đường ruột dẫn đến tiêu chảy.

    Ở những trẻ nhỏ vẫn đang bú mẹ bị tiêu chảy sau khi tiêm vắc xin có thể do người mẹ ăn những loại thực phẩm lạnh trước khi cho bé bú, từ đó khiến trẻ dễ mắc phải các vấn đề liên quan đến đường tiêu hoá như nôn mửa, tiêu chảy…

    Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà 2
    Trẻ sau khi tiêm phòng bị nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn có thể bị tiêu chảy

    Trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

    Theo các chuyên gia cho biết, trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy chỉ là một trong các phản ứng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin mà người lớn cũng có thể gặp phải. Hiện tượng tiêu chảy có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mãnh liệt nhằm đáp trả lại sự tấn công của kháng nguyên virus có trong vắc xin mà không đủ khả năng gây bệnh cho trẻ. 

    Tình trạng tiêu chảy sau tiêm vắc xin thường sẽ thuyên giảm nhanh chóng và đưa trẻ trở lại với tình trạng tiêu hoá ổn định sau 1 - 3 ngày sau tiêm mà không gây ra bất kỳ bất lợi gì đối với sức khỏe của trẻ.

    Hệ thống cơ quan tiêu hoá của trẻ em chưa được hoàn thiện, còn non nớt và chưa đủ khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

    Tuy nhiên, nếu trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy được xác định không phải do phản ứng phụ của vắc xin mà do các tác nhân nhiễm khuẩn đường tiêu hoá như vi khuẩn, ký sinh trùng… thì tình trạng tiêu chảy có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, gây mất nước nước dẫn đến suy kiệt và đe dọa đến tính mạng của bé.

    Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà 3
    Trẻ bị tiêu chảy do tác dụng phụ của vắc xin và có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày

    Chăm sóc trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy như thế nào?

    Nếu trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy thì cha mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ như sau:

    • Bù nước cho trẻ: Tình trạng tiêu chảy nhiều, đi ngoài ra nhiều nước liên tục có thể khiến cơ thể trẻ bị mất nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bé. Do đó, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp bù nước cho con. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì tích cực cho trẻ bú mẹ. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở nên và đã ăn dặm, cha mẹ cần bổ sung nước cho trẻ bằng cách cho bé ăn sữa, cháo, nước gạo rang, súp, trái cây, nước ép… Cần bổ sung nước và điện giải theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ bị tiêu chảy nặng.
    • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Cha mẹ cần phải rửa tay thật sạch sẽ với xà phòng tiệt khuẩn sau khi thay tã cho bé, đồng thời rửa thật sạch chân, tay, hậu môn và miệng cho trẻ nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm và khiến cho tình trạng tiêu chảy của bé nghiêm trọng hơn.
    • Quan sát phân của trẻ: Cha mẹ có thể thông qua tính chất và màu sắc phân của trẻ để biết tình trạng tiêu chảy của con nhẹ hay nặng. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu thấy phân của trẻ có bất thường.
    • Bổ sung men vi sinh: Trẻ bị tiêu chảy đồng nghĩa với việc hệ tiêu hoá của bé đang bị tổn thương. Do đó, cha mẹ nên tăng cường lợi khuẩn đường ruột cho trẻ nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch thông qua cách bổ sung men vi sinh hoặc cho thêm sữa chua vào khẩu phần ăn uống của bé.
    • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Người mẹ đang cho con bú cần ăn uống lành mạnh và đầy đủ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ đang phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ. Đối với trẻ đang ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu hoá, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng.
    • Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ: Sau khi tiêm vắc xin, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng sau quá trình tập chung năng lượng để phản ứng lại với kháng nguyên của vắc xin.
    Nguyên nhân khiến trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy và cách chăm sóc tại nhà 4
    Cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ sau khi tiêm vắc xin

    Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy sau khi tiêm vắc xin kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

    Tóm lại, trẻ đi tiêm phòng về bị tiêu chảy có thể là một phản ứng phụ thông thường sau tiêm chủng và là một dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bé đang hoạt động nhằm tạo ra kháng thể chống lại các kháng nguyên có trong vắc xin. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng thì cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.

    Mục lục

      Blog mới nhất

      Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, nhưng mở ra lại là củ hành tây

      Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt (When Life Gives You Tangerines) hiện đang là tựa phim gây ra cơn sốt tại nhiều quốc gia châu Á. Phim có 16 tập và thay vì phát hành theo hình thức thông thường thì Netflix lại chọn chia phim thành 4 chương, mỗi tuần phát hành 1 chương tương ứng với 4 tập. Điều này có lẽ chẳng phải nhằm câu kéo khách, duy trì sức hút lâu dài mà chỉ đơn giản là vì mỗi chương lại đại diện cho một mùa trong năm cũng là một mùa trong cuộc đời của nữ chính Ae Soon. Xuân - Hạ - Thu - Đông, mỗi mùa đi qua lại như cách Ae Soon tách từng múi quýt, càng tách làm càng cay mắt, chẳng một múi nào thật sự ngọt lành.
      30/03/2025

      Rụng tóc thiếu chất gì? Nguyên nhân và cách giảm rụng tóc

      Rụng tóc không chỉ là vấn đề về tính thẩm mỹ mà còn là sự phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong bạn, đặc biệt liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Các chuyên gia cho rằng, khi cơ thể không được cung cấp đủ các vi chất cần thiết, nang tóc suy yếu, dẫn đến tóc rụng nhiều hơn bình thường. Hiểu rõ rụng tóc thiếu chất gì và bổ sung đúng cách không chỉ giúp hạn chế tình trạng này mà còn hỗ trợ tóc mọc khỏe mạnh hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để có giải pháp hiệu quả.
      30/03/2025

      3 tư thế yoga giúp giảm nống độ axit uric hiệu quả cao

      Yoga không chỉ giúp cơ thể dẻo dai mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có việc giảm nồng độ axit uric, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gout và các bệnh liên quan đến khớp. Một số tư thế yoga giúp kích thích các cơ quan nội tạng, cải thiện quá trình trao đổi chất và thúc đẩy đào thải axit uric hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên để kiểm soát axit uric và cải thiện sức khỏe tổng thể, hãy thử ngay ba tư thế yoga dưới đây.
      29/03/2025

      Hạn sử dụng của son là bao lâu? Son hết hạn có dùng được không?

      Hiện nay, không ít tín đồ mỹ phẩm không có thói quen kiểm tra hạn sử dụng trước khi sử dụng, đặc biệt là với son môi. Đây là một sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhạy cảm, và nếu không được chú ý, son hết hạn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ như kích ứng, nhiễm khuẩn hay làm tổn thương môi. Hiểu rõ về hạn sử dụng của son không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe mà còn đảm bảo chất lượng và màu sắc của son khi lên môi. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về hạn sử dụng của son ngay sau đây để sử dụng sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả.
      29/03/2025

      4 thói quen uống nước giúp giảm mỡ nội tạng cho người cao tuổi

      Đối với những người cao tuổi sẽ có sự thay đổi về quá trình trao đổi chất, do đó việc giảm mỡ nội tạng ở nhóm đối tượng này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. May mắn thay, mức mỡ này có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống. Dưới đây là 4 thói quen uống nước giúp giảm mỡ nội tạng cho người cao tuổi mà bạn có thể tham khảo.
      25/03/2025