Kỳ kinh nguyệt là thời điểm cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết, tâm trạng và sức khỏe. Một chế độ ăn uống hợp lý trong những ngày này không chỉ giúp giảm bớt khó chịu mà còn hỗ trợ cân bằng cơ thể. Vậy đến tháng nên ăn gì để cảm thấy dễ chịu hơn? Cùng điểm qua 10 loại thực phẩm nên ăn trong ngày đèn đỏ trong bài viết này nhé!
Dưới đây là những thực phẩm được khuyến nghị mà bạn có thể thêm vào thực đơn trong ngày "đèn đỏ" như:
Một số loại trái cây như chuối, dứa, việt quất, táo, lê,... rất giàu vitamin C, kali và nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Việc ăn trái cây có thể giúp các chị em giảm bớt cảm giác thèm ngọt và dễ chịu hơn.
Trà bạc hà có tác dụng làm dịu cơ bụng, giảm co bóp tử cung, từ đó giảm đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, hương thơm của bạc hà giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng trong những ngày "đèn đỏ".
Nghệ chứa curcumin, một chất chống viêm mạnh có khả năng giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh và cải thiện lưu thông máu. Bạn có thể thêm nghệ vào món ăn hoặc pha trà nghệ ấm để uống trong chu kỳ kinh nguyệt.
Socola đen (ít nhất 70% cacao) giàu magie, giúp thư giãn cơ bắp và giảm chuột rút. Không chỉ vậy, trong socola đen còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện tâm trạng và giảm cảm giác mệt mỏi.
Sữa chua không đường chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi hiệu quả. Ngoài ra, canxi trong sữa chua có thể giảm triệu chứng đau bụng kinh.
Cá hồi, cá thu và cá mòi giàu omega-3 và vitamin D, giúp giảm viêm và cải thiện tâm trạng. Omega-3 cũng hỗ trợ giảm đau bụng kinh và tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, dưỡng chất này còn có khả năng giúp giảm chứng trầm cảm hiệu quả.
Gừng có đặc tính chống viêm và làm ấm cơ thể, rất hiệu quả trong việc giảm đau bụng kinh và buồn nôn. Bạn có thể pha trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn để tận dụng lợi ích này.
Thịt gà giàu protein và vitamin B6, giúp cơ thể sản xuất serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh cải thiện tâm trạng. Tốt nhất nên ưu tiện chọn thịt gà nạc và chế biến đơn giản như hấp hoặc luộc để dễ tiêu hóa.
Rau bina, cải xoăn và cải xanh giàu sắt, magie và vitamin K, giúp bù lại lượng máu mất đi trong kỳ kinh nguyệt. Sắt đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa thiếu máu, trong khi magie giúp giảm chuột rút hiệu quả.
Uống đủ nước (2 - 2.5 lít/ngày) giúp giảm đầy hơi, cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố. Bạn có thể thêm vài lát chanh hoặc lá bạc hà vào nước để tăng hương vị và hiệu quả.
Ngoài việc đến tháng nên ăn gì tốt cho sức khỏe, bạn cũng cần tránh một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng kinh nguyệt như:
Thực phẩm nhiều muối như đồ ăn nhanh hoặc snack có thể gây giữ nước, dẫn đến đầy hơi và khó chịu. Vì vậy, tốt nhất các chị em nên hạn chế lượng muối trong thức ăn và ưu tiên các món ăn nhạt, dễ tiêu.
Cà phê chứa caffeine, có thể làm tăng căng thẳng, gây co bóp tử cung mạnh hơn và làm trầm trọng cơn đau bụng kinh. Thay vào đó, hãy chọn trà thảo mộc như trà bạc hà hoặc trà gừng để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Rượu bia làm mất nước, ảnh hưởng đến lưu thông máu và có thể làm tăng cảm giác mệt mỏi. Ngoài ra, chúng còn gây rối loạn nội tiết, khiến triệu chứng kinh nguyệt nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp chứa nhiều muối, chất bảo quản và chất béo xấu. Việc ăn những thực phẩm này trong kỳ "rụng dâu" có thể gây đầy hơi và làm trầm trọng các triệu chứng kinh nguyệt.
Thực phẩm cay như ớt hoặc tiêu có thể kích ứng dạ dày, gây khó tiêu hoặc làm tăng cảm giác nóng trong người. Điều này sẽ khiến bạn khó chịu hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Đồ chiên rán như gà rán, khoai tây chiên chứa nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu và làm tăng cảm giác nặng nề. Những thực phẩm này cũng có thể làm tăng viêm trong cơ thể nên cần hạn chế khi đến kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn nhạy cảm với lactose hoặc gluten, hãy tránh các thực phẩm như sữa bò hoặc bánh mì trắng,... bởi những loại thực phẩm này có thể gây đầy hơi, khó tiêu, làm triệu chứng kinh nguyệt tồi tệ hơn.
Chế độ ăn uống trong kỳ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng vì cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết và mất máu. Theo đó, một chế độ ăn giàu dinh dưỡng giúp:
Câu trả lời là có! Nhiều nghiên cứu cho thấy các thực phẩm giàu omega-3, magie và vitamin E có thể giảm viêm và co bóp tử cung, từ đó làm giảm đau bụng kinh. Nhưng để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp chế độ ăn uống với nghỉ ngơi và tập luyện nhẹ nhàng như yoga.
Ngoài những thực phẩm có lợi cần bổ sung và thực phẩm cần hạn chế nêu trên, các chị em cũng cần lưu ý một số điều sau trong ngày hành kinh để đảm bảo sức khỏe:
Có, sữa chua không đường rất tốt trong kỳ kinh nguyệt vì chứa lợi khuẩn, giúp cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi. Ngoài ra, hàm lượng canxi trong sữa chua cũng hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên, hãy chọn loại không đường để tránh tăng đường huyết.
Trong giai đoạn hành kinh, các chị em nên ưu tiên uống nước lọc, trà thảo mộc (bạc hà, gừng) hoặc nước ép trái cây giàu vitamin C như cam, dứa để hỗ trợ sức khỏe. Đồng thời, cần tránh cà phê, rượu bia và đồ uống có đường để giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết đến tháng nên ăn gì và những lưu ý để vượt qua kỳ kinh nguyệt một cách nhẹ nhàng. Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và chăm sóc bản thân thật tốt trong những ngày này nhé!
Nguồn: Long Châu
Xem thêm: