Cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT đúng cách mẹ bầu cần biết

23/02/2025
 Cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT đúng cách mẹ bầu cần biết
Mục lục

    NIPT là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh hiện đại, có độ chính xác cao và được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn. Bài viết này sẽ hướng dẫn mẹ cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT đúng chuẩn để xác định nguy cơ dị tật thai nhi. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây để hiểu rõ hơn về xét nghiệm NIPT.

    Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT chi tiết

    Xét nghiệm NIPT (Non-Invasive Prenatal Test) là xét nghiệm không xâm lấn, phân tích DNA tự do trong máu thai phụ để sàng lọc bất thường di truyền ở thai nhi. DNA tự do này có nguồn gốc từ mẹ và nhau thai, giúp phát hiện sớm các rối loạn nhiễm sắc thể mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

    Thông thường, sau khoảng 5 - 10 ngày, cơ sở y tế hoặc trung tâm xét nghiệm sẽ gửi kết quả NIPT cho mẹ bầu. Trên phiếu xét nghiệm thường có ba trường hợp sau: Nguy cơ cao, nguy cơ thấp và không xác định được hội chứng.

    Cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT đúng cách mẹ bầu cần biết 1
    Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm phân tích DNA sàng lọc bất thường di truyền

    Kết quả xét nghiệm NIPT nguy cơ cao

    Nếu phiếu kết quả ghi “dương tính” hoặc “nguy cơ cao”, điều đó có nghĩa là thai nhi có khả năng cao mắc các hội chứng liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng vì đây chỉ là xét nghiệm sàng lọc, không có giá trị chẩn đoán chính xác tuyệt đối. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu như sinh thiết gai nhau hoặc chọc ối để xác nhận kết quả.

    Kết quả xét nghiệm NIPT nguy cơ thấp

    Nếu kết quả ghi “âm tính”, “nguy cơ thấp” hoặc “không phát hiện thấy lệch bội của NST”, điều đó có nghĩa là thai nhi không có dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể và không phát hiện dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tiếp tục theo dõi sức khỏe thai kỳ bằng cách tuân thủ lịch siêu âm và thăm khám định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt và được can thiệp kịp thời nếu cần.

    Kết quả xét nghiệm NIPT không xác định được

    Trong một số trường hợp, kết quả xét nghiệm không xác định được chính xác nguy cơ dị tật bẩm sinh. Nguyên nhân có thể do sai sót trong quá trình lấy mẫu, quy trình xét nghiệm hoặc chất lượng phân tích DNA chưa đảm bảo.

    Khi gặp trường hợp này, mẹ sẽ cần lấy mẫu máu và xét nghiệm lại. Nếu kết quả lần thứ hai vẫn không xác định, bác sĩ có thể chỉ định chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để chẩn đoán chính xác hơn về nguy cơ mắc các hội chứng và dị tật bẩm sinh.

    Cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT đúng cách mẹ bầu cần biết 2
    Nắm cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT giúp các mẹ bầu an tâm hơn về thai kỳ của mình 

    Mặc dù xét nghiệm NIPT là một phương pháp sàng lọc hiện đại, nhưng kết quả chỉ mang tính tham khảo và không thể khẳng định chắc chắn 100% về các dị tật thai nhi. Xét nghiệm này chủ yếu phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể, nhưng không đánh giá được các dị tật liên quan đến cấu trúc cơ quan. Do đó, ngay cả khi kết quả bình thường, điều đó không có nghĩa là thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh.

    Ngoài yếu tố di truyền, sự phát triển của thai nhi còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường, chế độ dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe của mẹ. Các bất thường về hình thái có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai. Vì vậy, sau khi làm xét nghiệm NIPT, mẹ bầu vẫn cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ và siêu âm để theo dõi sự phát triển của bé trong từng giai đoạn.

    Cần làm gì sau khi tra cứu kết quả xét nghiệm NIPT?

    Sau khi nhận kết quả xét nghiệm NIPT, bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn phương án phù hợp tùy vào từng trường hợp và tình trạng sức khỏe thai nhi.

    Đối với những trường hợp có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyến nghị thai phụ thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm, chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để chẩn đoán chính xác các hội chứng dị tật bẩm sinh.

    Với những trường hợp chưa xác định được nguy cơ, bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ lấy mẫu và xét nghiệm lại. Nếu kết quả lần 2 vẫn không xác định rõ, mẹ sẽ cần thực hiện thêm các phương pháp như siêu âm, chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

    Cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT đúng cách mẹ bầu cần biết 3
    Trường hợp xét nghiệm NIPT cho kết quả nguy cơ cao thì thai phụ sẽ được thực hiện một số kiểm tra khác

    Nếu kết quả cho thấy nguy cơ thấp hoặc không phát hiện bất thường, mẹ bầu có thể tạm yên tâm trong giai đoạn đầu thai kỳ nhưng vẫn cần theo dõi sức khỏe thai nhi định kỳ.

    Do đó, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng như ra máu, đau bụng, chuột rút dữ dội hoặc bất kỳ dấu hiệu khác khiến mẹ lo lắng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và can thiệp kịp thời. Việc theo dõi sức khỏe thai kỳ cẩn thận sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

    Bên cạnh đó, mẹ bầu nên duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng giữa các nhóm thực phẩm để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Đồng thời, cần xây dựng lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng và tránh các thói quen có hại như thức khuya hay sử dụng chất kích thích.

    Mẹ bầu cũng cần tuân thủ các mũi tiêm phòng cần thiết, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn trong thai kỳ.

    Một số câu hỏi thường gặp

    Xét nghiệm NIPT phát hiện những dị tật nào?

    Các bất thường có thể phát hiện khi làm NIPT:

    • Rối loạn số lượng nhiễm sắc thể: Trisomy, Hội chứng Patau (13), Edwards (18), Down (21), lệch bội trên các NST còn lại (1 - 12, 14 - 17, 19 - 20, 22).
    • Bất thường NST giới tính: Hội chứng Turner (XO), Klinefelter (XXY, XXXY), Jacobs (XYY), Siêu nữ (XXX).
    • Rối loạn liên quan NST X: Teo cơ Duchenne, máu khó đông (Hemophilia A).
    • Hội chứng vi mất đoạn: DiGeorge (22q11), Angelman, Prader-Willi (15q11), Wolf-Hirschhorn (4p), Cri-du-chat (5p), mất đoạn 1p36.
    • Bệnh gen lặn trên thai nhi: Tan máu bẩm sinh (Alpha, Beta-thalassemia), Phenylketone niệu, rối loạn chuyển hóa Galactose, Wilson, xơ nang, Pompe, Fabry, Tay-Sachs, thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh…
    • Các bất thường khác: Cơ quan sinh dục không rõ ràng, đa bội thể 3n, tăng sản thượng thận bẩm sinh, rối loạn phát triển giới tính nam.
    Cách đọc kết quả xét nghiệm NIPT đúng cách mẹ bầu cần biết 4
    Dù kết quả NIPT như thế nào thì mẹ bầu vẫn cần tuân thủ đi khám thai định kỳ theo lịch để theo dõi thai nhi tốt nhất

    Ai nên thực hiện xét nghiệm NIPT?

    Xét nghiệm NIPT không bắt buộc nhưng đặc biệt khuyến khích cho các mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao, bao gồm:

    • Mẹ bầu trên 35 tuổi.
    • Gia đình có tiền sử bất thường nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh.
    • Từng sinh con bị dị tật.
    • Mang thai nhờ thụ tinh nhân tạo hoặc mang đa thai.
    • Có tiền sử sảy thai, sinh non không rõ nguyên nhân.
    • Kết quả Double Test hoặc Triple Test bất thường.
    • Sống trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc hại.

    Giá xét nghiệm NIPT bao nhiêu?

    Giá xét nghiệm NIPT dao động từ khoảng 2.900.000 đến 7.500.000 đồng, tùy vào gói xét nghiệm và cơ sở y tế. Những xét nghiệm cơ bản thường có giá thấp hơn, trong khi các gói mở rộng phân tích nhiều bất thường di truyền sẽ có chi phí cao hơn. Một số nơi còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu tại nhà với phụ phí nhỏ. Để biết chính xác giá tại từng cơ sở, mẹ bầu nên liên hệ trực tiếp để được tư vấn.

    Tóm lại, các hội chứng dị tật bẩm sinh của thai nhi luôn là mối quan tâm lớn đối với mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Sự ra đời của xét nghiệm NIPT đã trở thành một phương pháp quan trọng, giúp mẹ theo dõi sức khỏe thai nhi một cách chính xác. Nhờ đó, mẹ có thể sớm phát hiện các bất thường thai nhi và đưa ra phương án xử lý kịp thời nếu cần thiết. Đừng quên rằng việc khám thai định kỳ là trên hết. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.

    Mục lục

      Blog mới nhất

      Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, nhưng mở ra lại là củ hành tây

      Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt (When Life Gives You Tangerines) hiện đang là tựa phim gây ra cơn sốt tại nhiều quốc gia châu Á. Phim có 16 tập và thay vì phát hành theo hình thức thông thường thì Netflix lại chọn chia phim thành 4 chương, mỗi tuần phát hành 1 chương tương ứng với 4 tập. Điều này có lẽ chẳng phải nhằm câu kéo khách, duy trì sức hút lâu dài mà chỉ đơn giản là vì mỗi chương lại đại diện cho một mùa trong năm cũng là một mùa trong cuộc đời của nữ chính Ae Soon. Xuân - Hạ - Thu - Đông, mỗi mùa đi qua lại như cách Ae Soon tách từng múi quýt, càng tách làm càng cay mắt, chẳng một múi nào thật sự ngọt lành.
      30/03/2025

      Rụng tóc thiếu chất gì? Nguyên nhân và cách giảm rụng tóc

      Rụng tóc không chỉ là vấn đề về tính thẩm mỹ mà còn là sự phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong bạn, đặc biệt liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Các chuyên gia cho rằng, khi cơ thể không được cung cấp đủ các vi chất cần thiết, nang tóc suy yếu, dẫn đến tóc rụng nhiều hơn bình thường. Hiểu rõ rụng tóc thiếu chất gì và bổ sung đúng cách không chỉ giúp hạn chế tình trạng này mà còn hỗ trợ tóc mọc khỏe mạnh hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết để có giải pháp hiệu quả.
      30/03/2025

      3 tư thế yoga giúp giảm nống độ axit uric hiệu quả cao

      Yoga không chỉ giúp cơ thể dẻo dai mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có việc giảm nồng độ axit uric, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gout và các bệnh liên quan đến khớp. Một số tư thế yoga giúp kích thích các cơ quan nội tạng, cải thiện quá trình trao đổi chất và thúc đẩy đào thải axit uric hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp tự nhiên để kiểm soát axit uric và cải thiện sức khỏe tổng thể, hãy thử ngay ba tư thế yoga dưới đây.
      29/03/2025

      Hạn sử dụng của son là bao lâu? Son hết hạn có dùng được không?

      Hiện nay, không ít tín đồ mỹ phẩm không có thói quen kiểm tra hạn sử dụng trước khi sử dụng, đặc biệt là với son môi. Đây là một sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với vùng da nhạy cảm, và nếu không được chú ý, son hết hạn có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ như kích ứng, nhiễm khuẩn hay làm tổn thương môi. Hiểu rõ về hạn sử dụng của son không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe mà còn đảm bảo chất lượng và màu sắc của son khi lên môi. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về hạn sử dụng của son ngay sau đây để sử dụng sản phẩm một cách an toàn và hiệu quả.
      29/03/2025

      4 thói quen uống nước giúp giảm mỡ nội tạng cho người cao tuổi

      Đối với những người cao tuổi sẽ có sự thay đổi về quá trình trao đổi chất, do đó việc giảm mỡ nội tạng ở nhóm đối tượng này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. May mắn thay, mức mỡ này có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống. Dưới đây là 4 thói quen uống nước giúp giảm mỡ nội tạng cho người cao tuổi mà bạn có thể tham khảo.
      25/03/2025