Cách trả lời câu hỏi lý do nghỉ việc ở công ty cũ khéo léo nhất

16/02/2025
Cách trả lời câu hỏi lý do nghỉ việc ở công ty cũ khéo léo nhất
Mục lục

    Câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” là một trong những câu hỏi phổ biến mà nhà  tuyển dụng thường đặt ra trong các buổi phỏng vấn. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp và khả năng gắn bó của bạn với công việc mới. Để có câu trả lời khéo léo và thuyết phục nhất cho câu hỏi về lý do nghỉ việc ở công ty cũ, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

    Mục đích của nhà tuyển dụng khi hỏi ứng viên về lý do nghỉ việc ở công ty cũ

    Khi đặt câu hỏi về lý do nghỉ việc ở công ty cũ của ứng viên, nhà tuyển dụng không chỉ muốn tìm hiểu nguyên nhân nghỉ việc mà còn muốn khai thác thêm những thông tin quan trọng khác. Dựa vào những lý do mà ứng viên trình bày, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào mức độ phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Cụ thể, khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết: 

    • Bạn bị sa thải hay tự quyết định nghỉ việc: Thực tế, Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều nhất đến việc bạn có phù hợp với công ty/doanh nghiệp hay không thay vì việc bạn bị layoff hay tự nghỉ việc. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà tuyển dụng đều cởi mở với ứng viên bị ảnh hưởng bởi layoff, dù lý do có thể đến từ các yếu tố như: công ty tái cấu trúc, hoạt động kinh doanh sa sút, v.vv... Do đó, bạn cần khéo léo trình bày lý do nghỉ việc để không mất điểm với nhà tuyển dụng.  
    • Mức độ phù hợp và sự gắn bó của bạn: Với câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ” nhà tuyển dụng không chỉ muốn tìm hiểu lý do nghỉ việc của bạn mà họ còn quan tâm liệu vấn đề đó có lặp lại không. Chẳng hạn, nếu bạn rời công ty cũ vì thấy công việc cũ không còn hấp dẫn hoặc muốn thử sức với cơ hội mới, họ sẽ xem xét liệu bạn có là ứng viên thật sự phù hợp không khi mà tính chất công việc giữa hai vị trí tại hai công ty không có sự khác biệt lớn, liệu bạn có phải là người “cả thèm chóng chán” hay là người có chí tiến thủ (luôn khao khát được học hỏi và khám phá).
    • Mục tiêu nghề nghiệp của bạn: Sự khác biệt giữa định hướng của công ty và định hướng cá nhân là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều nhân viên quyết định nghỉ việc. Do đó, khi hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”, họ không chỉ muốn biết lý do bạn rời đi mà còn muốn biết định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, có thực sự phù hợp với hướng đi của công ty. Sự tương đồng về định hướng là cơ sở quan trọng để nhân viên và công ty có thể gắn bó lâu dài với nhau

    Cách trả lời nhà tuyển dụng về lý do nghỉ việc ở công ty cũ

    Có rất nhiều lý do để bạn có thể quyết định nộp đơn xin nghỉ việc ở công ty cũ. Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn về lý do nghỉ việc ở công ty cũ, bạn cần cân nhắc thật kỹ để đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất. Dưới đây là một số lý do mà bạn có thể chia sẻ:

    Tìm kiếm cơ hội phát triển

    Bạn có thể chia sẻ rằng quyết định nghỉ việc của bạn xuất phát từ mong muốn tìm kiếm cơ hội để phát triển sự nghiệp và chinh phục những thử thách mới. Điều này không chỉ giúp bạn thể hiện tinh thần cầu tiến mà còn nhấn mạnh tinh thần sẵn sàng học hỏi, thích nghi và không ngừng hoàn thiện bản thân – những yếu tố mà các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao.

    Câu trả lời mẫu:

    Tôi đã có 3 năm làm việc tại công ty X trong lĩnh việc Công nghệ. Tại đây, tôi đã nỗ lực phát triển bản thân và trau dồi bộ kỹ năng cần thiết để xử lý các đầu việc được giao phó. Sau khoảng thời gian dài gắn bó, tôi nhận thấy bản thân không còn nhiều cơ hội phát triển, đồng thời với cơ cấu bộ máy nhân sự hiện tại, rất khó để tôi có thể thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Vì vậy, tôi quyết định tìm kiếm một môi trường mới với những thử thách lớn hơn để có thể tiếp tục phát triển năng lực chuyên môn để thăng tiến đến vị trí quản lý cấp cao, đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

    Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

    Một trong những lý do bạn có thể đưa ra khi trả lời câu hỏi về lý do nghỉ việc là sự thay đổi trong mục tiêu nghề nghiệp. Sau quá trình làm việc tại công ty cũ, bạn nhận ra rằng những mục tiêu ban đầu không còn phù hợp với năng lực hiện tại cũng như định hướng công việc dài hạn mà bạn muốn theo đuổi. Quyết định này thể hiện khả năng tự nhận thức và sự chủ động tìm kiếm một môi trường mới để phát huy tối đa năng lực, học hỏi thêm những kỹ năng cần thiết. 

    Tuy nhiên, khi trình bày lý do này, bạn cần nhấn mạnh rằng quyết định của mình không xuất phát từ sự nóng vội hay thiếu kiên nhẫn. Thay vào đó, đây là một quyết định đã được cân nhắc kỹ lưỡng, thể hiện khát khao không ngừng hoàn thiện bản thân.

    Câu trả lời mẫu:

    Tôi đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí Nhân viên SEO, thực hiện SEO cho hơn 10+ dự án lớn nhỏ, tôi đã cải thiện thứ hạng tìm kiếm cho nhiều từ khóa cạnh tranh trong lĩnh vực Y tế, góp phần tăng 30% organic traffic trong vòng 6 tháng cho công ty cũ. Bên cạnh SEO thì tôi rất hứng thú với những nhánh khác trong mảng Digital Marketing, vậy nên tôi muốn mở rộng phạm vi công việc và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới (Marketing, Google Ads, Facebook Ads, v.vv..) Vậy nên tôi muốn ứng tuyển vào vị trí Nhân viên Digital Marketing để phát triển toàn diện kỹ năng trong lĩnh vực Marketing.

    Với nền tảng kiến thức SEO vững chắc cùng tinh thần cầu tiến, tôi tin rằng mình có thể mang đến những kết quả tích cực cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp.


     

    Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp là một trong những câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi lý do nghỉ việc công ty cũ
    Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp là một trong những câu trả lời thuyết phục mà bạn có thể sử dụng

    Không phù hợp với môi trường làm việc

    Môi trường làm việc không phù hợp cũng là một lý do thuyết phục mà bạn có thể đề cập đến khi nhà tuyển dụng hỏi tại sao bạn nghỉ việc công ty cũ. Bạn có thể chia sẻ đến những yếu tố như: Không phù hợp với văn hóa, định hướng phát triển, phong cách quản lý, v.vv.. Ngoài ra, bạn nên nhấn mạnh rằng trải nghiệm ở công ty cũ là cần thiết để bạn biết được bản thân thực sự mong muốn một môi trường làm việc như thế nào. Bên cạnh đó, hãy thể hiện bản thân là ứng viên chuyên nghiệp và tử tế bằng việc không nói xấu công ty cũ khi phỏng vấn với nhà tuyển dụng.

    Câu trả lời mẫu:

    Sau một thời gian làm việc làm công ty cũ, tôi nhận ra rằng môi trường làm việc không phù hợp với định hướng phát triển của tôi. Tuy nhiên, tôi xem đây là một trải nghiệm cần thiết để giúp tôi biết rõ bản thân mong muốn gì và cần thay đổi những gì để có cơ hội làm việc ở môi trường phù hợp, từ đó có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Tôi tin rằng một môi trường phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp sẽ giúp tôi đạt được kết quả tốt hơn trong công việc và đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty.

    Điều chỉnh sự cân bằng công việc – gia đình

    Bạn có thể giải thích rằng lý do nghỉ việc xuất phát từ việc bạn muốn cân bằng giữa công việc và gia đình trong một giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, bạn đã khắc phục được vấn đề này và đã sẵn sàng dành thời gian cho công việc. 

    Câu trả lời mẫu:

    Trước đây, tôi đã quyết định nghỉ việc để tập trung chăm sóc gia đình trong một giai đoạn quan trọng. Hiện tại, tôi đã sẵn sàng quay lại công việc. Trong thời gian nghỉ, tôi đã chủ động cập nhập và nâng cao kiến thức thông qua các khóa học ngắn hạn. Tôi tin rằng với những kinh nghiệm đã tích lũy, tôi có thể nhanh chóng hòa nhập, hoàn thành tốt các nhiệm vụ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của quý công ty.

    Lương thưởng và đãi ngộ không tương xứng với năng lực

    Việc cảm thấy lương thưởng và đãi ngộ chưa tương xứng với năng lực của bản thân là một lý do phổ biến khiến nhiều người cân nhắc khi thay đổi công việc. Tuy nhiên, đây là một lý do nhạy cảm, dễ khiến nhà tuyển dụng hiểu lầm rằng bạn đang đặt nặng yếu tố tài chính hơn là những vấn đề khác. Do đó, để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, bạn nên khéo léo lồng ghép lý do này như yếu tố bổ sung khi quyết định nghỉ việc.

    Câu trả lời mẫu:

    Trong thời gian làm việc trước đây ở công ty cũ, tôi đã nỗ lực hết mình để hoàn thành công việc và đạt mức KPI mong đợi. Tuy nhiên, tôi nhận thấy mức lương và đãi ngộ chưa tương xứng với những đóng góp của mình, cơ hội thăng tiến cũng gặp nhiều hạn chế, tôi đã thẳng thắn trao đổi với quản lý và đề xuất hướng giải quyết. Tuy nhiên, do quỹ lương công ty eo hẹp nên việc mở rộng dải lương là điều khó khăn. Vì vậy, tôi quyết định tìm kiếm môi trường làm việc mới để tôi có cơ hội phát huy tối đa năng lực của bạn thân và được ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực của mình. Tôi tin rằng với những kinh nghiệm, kỹ năng đã tích lũy được, tôi sẽ hoàn thành tốt công việc được giao, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của Quý công ty.

    Mục lục

      Blog mới nhất

      5 tư thế Yoga giúp đánh thức năng lượng mỗi sáng

      Mỗi buổi sáng thức dậy, cơ thể chúng ta thường cảm thấy uể oải, cứng nhắc và thiếu năng lượng. Việc tập luyện Yoga không chỉ giúp đánh thức cơ thể mà còn tăng cường sự dẻo dai, cải thiện tuần hoàn máu và tinh thần sảng khoái để bắt đầu một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 tư thế Yoga giúp đánh thức năng lượng mỗi sáng.
      22/02/2025

      Cách nấu cháo cho bé 8 tháng vừa ngon miệng, vừa đủ chất

      Khi bé bước sang tháng thứ 8, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, vì vậy việc chế biến cháo cho bé cần đa dạng hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách cách nấu cháo cho bé 8 tháng thơm ngon và bổ dưỡng.
      22/02/2025

      Năm 2025 của Song Ngư: Tiền bạc rủng rỉnh nhưng đừng quên chăm sóc sức khỏe

      Với sự chuyển động của các hành tinh, đặc biệt là sao Mộc và sao Thổ, Song Ngư sẽ đón nhận nhiều thay đổi tích cực trong sự nghiệp, tình yêu và tài chính trong năm 2025.
      22/02/2025

      Cách làm bún riêu cua Nam Bộ

      Bún riêu Nam Bộ hấp dẫn với topping đa dạng như chả cua, huyết lợn, móng giò, chả lụa, tàu hủ chiên.
      21/02/2025

      Mỗi ngày uống 1 viên Omega-3 liệu có tốt cho sức khỏe?

      Omega-3 được biết đến như một dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện trí não và giảm viêm. Nhiều người lựa chọn bổ sung Omega-3 mỗi ngày để duy trì sức khỏe, nhưng liệu mỗi ngày uống 1 viên Omega-3 liệu có tốt cho sức khỏe? Cùng tìm hiểu những lợi ích, lưu ý khi sử dụng và lời khuyên từ chuyên gia để biết cách bổ sung Omega-3 đúng cách cho cơ thể qua bài viết dưới đây.
      21/02/2025