Triệu chứng rối loạn lo âu và các phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu

10/11/2024
Triệu chứng rối loạn lo âu và các phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu
Mục lục

    Tổng quan về chứng rối loạn lo âu

    Rối loạn lo âu là cụm từ dùng để biểu đạt một nhóm các vấn đề tâm lý đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc sợ hãi quá mức, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của một người.

    Sự khác biệt giữa lo âu thông thường và lo âu bệnh lý đó là:

    • Lo âu thông thường xảy ra khi có một tình huống nào đó phù hợp với trạng thái cảm xúc lo âu. Khi sự việc đã được giải quyết thì cảm giác này sẽ biến mất.
    • Lo âu bệnh lý xảy ra khi lo âu sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc.

    Một số dạng rối loạn lo âu có thể kể đến như:

    • Rối loạn lo âu lan tỏa: Đặc điểm của dạng rối loạn lo âu này là sự lo âu lan tỏa và dai dẳng, không giới hạn hay nổi bật trong bất cứ tình huống, đối tượng đặc biệt nào. Bệnh có các biểu hiện về tâm trạng như luôn trong trạng thái bất an, hồi hộp kèm theo các biểu hiện về thể chất như hay run rẩy, vã mồ hôi, bứt rứt, khó ngủ…
    • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Người bệnh không làm chủ được các ý nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô lý và họ buộc phải thực hiện các hành vi cưỡng chế để giảm bớt độ thôi thúc gây khó chịu cho bản thân. Chẳng hạn như rửa tay nhiều lần, ngăn nắp quá mức… Sự ám ảnh này thường gây mất thời gian, không chỉ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của cá nhân người bệnh mà đôi khi còn khiến cho những người xung quanh cảm thấy khó chịu.
    • Rối loạn hoảng loạn: Triệu chứng đặc trưng của dạng rối loạn lo âu này là sự hoảng sợ cực độ. Người bệnh thường không thích đến những nơi dễ khiến họ rơi vào trạng thái hoảng sợ. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện hoảng sợ còn lấn át người bệnh đến nỗi họ cố thủ trong nhà và trốn tránh giao tiếp xã hội.
    • Rối loạn lo âu xã hội: Người bệnh mắc dạng rối loạn lo âu này luôn cảm thấy sợ hãi quá mức trong các tình huống mang tính xã hội như nói chuyện trước đám đông, trong các bữa tiệc hay thậm chí chỉ là nói chuyện với một ai đó hay bị một ai đó nhìn. Lúc này, người bệnh thường có biểu hiện như run rẩy, đỏ mặt… Khi hành động thì luôn sợ hãi rằng bản thân sẽ làm ra những hành vi ngớ ngẩn để rồi phải xấu hổ.
    Triệu chứng rối loạn lo âu và các phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu 1
    Rối loạn lo âu ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc phải

    Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn lo âu

    Nguyên nhân chính xác dẫn đến chứng rối loạn lo âu thường khó để xác định rõ song các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân có thể là sự kết hợp của một số yếu tố sau đây:

    • Yếu tố di truyền: Có bằng chứng cho thấy rằng rối loạn lo âu có thể di truyền trong gia đình. Nếu người thân trong gia đình bạn mắc chứng rối loạn lo âu, bạn có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.
    • Mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh: Một số nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và norepinephrine cũng có thể là yếu tố góp phần vào sự phát triển của chứng rối loạn lo âu.
    • Yếu tố tâm lý: Những chuyện tiêu cực trong quá khứ, chẳng hạn như bị lợi dụng, bị tổn thương hoặc mất mát lớn có thể tạo ra dấu hiệu của rối loạn lo âu.
    • Căng thẳng trong cuộc sống: Các tình huống căng thẳng như thay đổi vị trí làm việc, mối quan hệ tan vỡ hoặc áp lực học tập có thể là yếu tố kích thích sự phát triển của chứng rối loạn lo âu.
    • Tính cách: Những người có tính cách nhạy cảm, dễ bị lo âu hoặc có xu hướng hoài nghi có thể có nguy cơ cao hơn mắc rối loạn lo âu.
    • Môi trường: Cách mà cha mẹ nuôi dạy trẻ và môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chứng rối loạn lo âu. Trẻ em lớn lên trong môi trường căng thẳng hoặc không an toàn có thể dễ mắc phải chứng rối loạn lo âu.
    • Suy nhược sức khỏe: Một số điều kiện sức khỏe có liên quan với lo âu như bệnh tim, tiểu đường hoặc các rối loạn thần kinh có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng rối loạn lo âu.
    Triệu chứng rối loạn lo âu và các phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu 2
    Căng thẳng stress kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu

    Các triệu chứng rối loạn lo âu

    Các triệu chứng rối loạn lo âu xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể từ từ hoặc đột ngột và kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra các triệu chứng. Các triệu chứng rối loạn lo âu thường xuất hiện gồm:

    • Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình mà người bệnh mắc chứng rối loạn lo âu phải đối mặt. Triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.
    • Đứng ngồi không yên: Đứng ngồi không yên là biểu hiện rõ nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Người bệnh không giữ được bình tĩnh, đi lại liên tục, nói nhiều, não bộ không thể suy nghĩ được.
    • Giảm khả năng tập trung: Căng thẳng kéo dài sẽ làm giảm khả năng tập trung. Trong trường hợp nghiêm trọng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.
    • Cảm thấy sợ hãi vô lý: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi không rõ nguyên nhân, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý nghiêm trọng.
    • Tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, hít thở không sâu, run tay chân, ra mồ hôi, chân tay tê buốt, đi tiểu nhiều lần.
    • Đau đau, mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân.
    • Rối loạn tiêu hoá, thay đổi khẩu vị, tăng hoặc sụt cân không kiểm soát.
    • Rối loạn giấc ngủ: Căng thẳng, lo lắng kéo dài có thể khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khoẻ về thể chất lẫn tinh thần.
    Triệu chứng rối loạn lo âu và các phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu 3
    Rối loạn giấc ngủ là một trong các triệu chứng rối loạn lo âu

    Các triệu chứng gây ra bởi chứng rối loạn lo âu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với bản thân người bệnh và xã hội.

    Phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu

    Rối loạn lo âu là một vấn đề tâm lý phổ biến và có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Tuỳ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, chứng rối loạn lo âu chủ yếu được điều trị bằng 2 phương pháp chính đó là tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc. Trong đó:

    Điều trị bằng thuốc

    Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà việc điều trị bằng thuốc có thể kéo dài trong vòng 6 tháng đến 1 năm, thậm chí là lâu hơn. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Việc người bệnh cần làm lúc này là tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ đồng thời tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh loại thuốc và liều lượng phù hợp với tiến triển của bệnh.

    Tâm lý trị liệu

    Tâm lý trị liệu còn được biết đến với tên gọi là liệu pháp nói chuyện và tư vấn tâm lý. Tâm lý trị liệu thường bao gồm:

    • Liệu pháp nhận thức hành vi: Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất. Liệu pháp này giúp người bệnh nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, cải thiện cách phản ứng với tình huống gây lo âu.
    • Liệu pháp tâm lý: Sự chia sẻ và hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý có thể giúp người bệnh khám phá nguyên nhân gốc rễ của sự lo âu từ đó giúp người bệnh tháo gỡ được những khó khăn trong suy nghĩ và tìm kiếm giải pháp đối phó phù hợp hơn.
    Triệu chứng rối loạn lo âu và các phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu 4
    Tâm lý trị liệu là một trong các phương pháp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu

    Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về chứng rối loạn lo âu mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng, qua những chia sẻ hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu rõ rối loạn lo âu là gì, nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu, triệu chứng rối loạn lo âu và các phương pháp điều trị rối loạn lo âu. Hãy để lại bình luận phía dưới bài viết nếu còn bất cứ băn khoăn nào về chủ đề hôm nay bạn nhé.

    Mục lục

      Blog mới nhất

      Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ cần biết

      Sốt ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi là một triệu chứng phổ biến. Tuy nhiên với những bà mẹ chưa có kinh nghiệm, việc trẻ sốt cao có thể khiến họ lo lắng và bối rối không biết áp dụng cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi nào mới hiệu quả.
      16/11/2024

      Nước cam uống lúc nào tốt? Lợi ích của nước cam đối với sức khỏe

      Nước cam là loại thức uống giàu hàm lượng dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về việc nước cam uống lúc nào tốt. Bởi thời gian uống nước cam có thể giúp mang đến nhiều công dụng tốt cho cơ thể.
      16/11/2024

      Cách chữa cảm lạnh bằng gừng có hiệu quả không? Cách thực hiện và những lưu ý khi sử dụng

      Mùa đông đến cũng là lúc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm trở nên phổ biến. Trong kho tàng các bài thuốc dân gian, gừng được xem là một "thần dược" giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm. Cảm lạnh là vấn đề sức khỏe xảy ra rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Chỉ với một vài lát gừng tươi, bạn sẽ có thể cải thiện được triệu chứng cảm lạnh thông thường. Cách chữa cảm lạnh bằng gừng có thực sự hiệu quả như lời đồn? Cách thực hiện và những lưu ý ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay nhé!
      16/11/2024

      8 lý do yến mạch ngâm qua đêm là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng

      Với hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin và khoáng chất, yến mạch ngâm qua đêm không chỉ giúp bạn no lâu mà còn cải thiện hệ tiêu hóa, giảm cân hiệu quả và tăng cường sức khỏe tổng thể. Hãy cùng khám phá 8 lý do yến mạch ngâm qua đêm là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng.
      10/11/2024

      Những tác dụng của nước ép đu đủ xanh mà bạn nên biết

      Nước ép đu đủ xanh không chỉ là một loại đồ uống giải nhiệt mà còn chứa đựng nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là enzyme papain, nước ép đu đủ xanh giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện làn da và tăng cường hệ miễn dịch. Loại thức uống này còn được biết đến với tác dụng giảm viêm và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Khám phá ngay những tác dụng của nước ép đu đủ xanh để hiểu tại sao đây là lựa chọn lý tưởng cho một lối sống lành mạnh!
      10/11/2024